Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXX Mùa Thường Niên (Lc 14,1-6) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN TUẦN XXX MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 14,1-6

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Pl 1, 1-11

Hôm nay chúng ta bắt đầu đọc tiếp bức thư gửi giáo đoàn Philip. Đây là một trong các thư riêng của Thánh Phaolô, trong đó ông bày tỏ tâm sự của mình. Hội Thánh Philíp là nơi vị Tông-đồ sống thoải mái nhất, là con đầu lòng của các “cộng đoàn” vùng lục địa ( sau vùng Tiểu Á, là thành đầu tiên được rao giảng Tin Mừng, và sau này trở thành Châu Âu).

Chúng tôi, Phaolô và Timôthêu, là những tôi tớ của Đức Kitô.

Ơ đây Phaolô không nêu ra tước hiệu quen thuộc là “Tông-đồ”, ông chỉ tự xưng là “tôi tớ” ( nô lệ của Đức Kitô, theo tiếng Hy lạp): người ta đoán được trong danh xưng này, bao gồm lòng nhiệt thành trọn vẹn, lệ thuộc hoàn toàn, phục vụ cụ thể và hy sinh cuộc đời đến tột bậc.

Tôi cảm tạ Thiên Chúa mỗi lần nhớ đến anh em, và tôi luôn vui sướng mỗi khi cầu nguyện cho anh em hết thảy.

Đó là âm sắc đặc biệt của toàn bộ bức thư: lời cảm tạ.. niềm hoan lạc… nào tôi có cảm thấy như thế, để cầu nguyện theo cách ấy, cho tất cả những người tôi yêu thương, các người mà tôi có nhiệm vụ và trọng trách, và những người tôi quen biết không?

Vì từ buổi đầu đến nay, anh em đã góp phần vào việc rao giảng Tin Mừng… tôi tin chắc rằng Thiên Chúa đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành.

Đúng là những viễn ảnh thần học và phàm nhân: các người Philíp đã hoạt động cho Tin Mừng nhưng chính Thiên Chúa đã thực hiện “công việc” trong họ…

Sự kết hợp mật thiết của tự do và ân sủng, Thiên Chúa và chúng ta. không có Thiên Chúa thì không có ta. không có ta mà không có Thiên Chúa.

NGÀY NAY, Thiên Chúa vẫn còn thực hiện công việc trong thế giới chúng ta, trong đời sống tôi.

Nào tôi có để ý nhìn ngắm thường xuyên điều Thiên Chúa “bắt đầu làm” trong giờ phút này, để tôi cộng tác vào đó không? nào tôi có nhận xét như phaolô là Thiên Chúa sẽ đưa công việc đó tới chỗ “hoàn thành” không?

Đó là sự lạc quan cơ bản.

Đó là niềm xác tín đầy hoan lạc

Tôi mang anh em trong lòng tôi, khi tôi bị xiềng xích cũng như lúc tôi bênh vực và củng cố Tin Mừng, anh em đều thông phần vào ân sủng tôi đã nhận được. Có Thiên Chúa làm chứng cho tôi là tôi hết lòng yêu quý anh em tất cả với tình thương của Đức Giêsu Kitô.

Chúng ta đã nhấn mạnh kiểu nói này của Phaolô. Ong có cảm tưởng bị chiếm đoạt từ nội tâm : Không phải ông, một con người phaolô nghèo nàn, yêu thương.. nhưng là “lòng yêu mến của Đức Kitô” ở trong ông và yêu thương mọi người qua ông. Phaolô có thể chết lúc nào cũng được. Ông đang ở tù và không biết bị xét xử ra sao. Tuy nhiên, lòng ông tràn đầy hoan lạc à chan chứa tình thương.

Lạy Thánh Phaolô, xin giúp chúng tôi ngõ hầu chúng tôi không làm nặng thêm nỗi cơ cực riêng của mình.

Trong lời cầu nguyện tôi khẩn khoản nài xin là cho lòng mến của anh em ngày thêm dồi dào, khiến anh em được ơn hiểu biết và tài trực giác hoàn toàn để nhận ra cái gì là quan trọng hơn.

Chính tình thương tăng trưởng sự “hiểu biết”. Lời cầu nguyện của Phaolô thật là giá trị. Đối tượng của nó là hoàn toàn thiêng liêng : ông cầu xin Thiên Chúa cho các kẻ mình yêu thương nhờ lòng mến, được tiến triển trong sự hiểu biết để nhận ra cái gì là quan trọng hơn…và để họ bước đi, theo lời ông, không sẩy chân, cho tới ngày Đức Giêsu Kitô, họ được đầy tràn thánh thiện để tôn vinh Thiên Chúa và ngợi khen Người.

Bài đọc II: Rm 9, 1-5

Ở đây chúng ta bước qua một triển khai hoàn toàn mới mẻ của lá thư lớn gửi tín hữu Rôma này. Cho tới đây, Phaolô đã trình bày.

Sự khốn khổ chung của con người, nhân loại bị tách lìa khỏi Thiên Chúa…

Sự giải hoà phổ quát, nhân loại “sống động” bởi Thiên Chúa (đức tin).. mà Phaolô biết rõ, từ nội tâm, vì ngài là phần tử của dân này. Ngài biết rằng, có một bắt bẻ lớn người ta có thể đưa ra chống lại trình bày này. Vấn đề bất tin của người Do-thái ! làm sao toàn thể dân đầu tiên được hưởng mạc khải kỳ diệu này lại có thể chối Chúa Giêsu được? đây là điều nài sắp đề cập tới bây giờ trong các chương 9, 10, 11 của lá thư này.

Tôi xin nói thật trong Đức Kitô, tôi không nói dối: “Lương tâm tôi làm chứng cho tôi trong Thánh Thần”.

Người ta cảm thấy việc đề cập đến vấn đề này xé nát lòng này. Vì ngài làm điều đó chỉ vì trung thành với “ơn linh hứng nội tâm”. Điều ngài rao giảng, ngài đã sống trước. Chính “trong Chúa Kitô” và “ trong Thánh Thần” mà ngài nói. Những lời từ miệng Phaolô, nhưng chân lý này có khai triển, không phải là của ngài, mà là “của Chúa Kitô”. Lạy Chúa, xin giúp con kiên quyết quy hướng về Chúa.

Tôi buồn phiền quá đỗi, lòng tôi hằng đau đớn luôn. Chính tôi đã ao ước được loại khỏi Đức Kitô vì phần ích anh em của tôi, là những thân nhân của tôi về phần xác.

Phaolô đau khổ. Không phải nỗi khổ riêng. Nhưng vì phần rỗi của thế giới. Phaolô bị ám ảnh bởi phần rỗi của thế giới. Phaolô bị ám ảnh bởi phần rỗi của anh em mình ! Chính đó là một sứ vụ. Thấy anh em cùng dòng máu của mình, người Do-thái từ khước đức tin, ngài đi tới chỗ ao ước bản thân bị kết án, nếu điều đó có thể cứu chuộc họ ! Nói cách khác, ngài sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc vĩnh cửu của riêng mình, nếu điều đó có thể bảo đảm phần rỗi của họ. Đừng quá vội bỏ qua đừng ước vọng như thế ! Người ta thường trách Chúa các Kitô hữu và “thủ lợi” ( làm việc lành trên trần gian để được hưởng trên trời): đó là một nét biếm hoạ Kitô giáo. Thực sự, tình yêu chân chính hoàn toàn vô vị lợi.

Khi đọc những lời nồng nhiệt này, ta đừng quên rằng Phaolô đã bị những người bắt bớ. Ngài nói về họ : hội-đường coi ngài như một kẻ phản đạo, bội giáo… Lạy Chúa, xin cho con luôn ám ảnh về phần rỗi của anh em con. Xin làm cho con nên nhà truyền giáo.

Họ đều là người israel, họ được quyền làm nghĩa tử, được vinh quang, giao ước, lề luật, việc phụng tự và lời hứa: Các tổ phụ cũng là của họ và bởi các Đấng ấy mà Đức Kitô sinh ra phần xác.

Một bản liệt kê bảy đặc ân. Bảy là con số chỉ hoàn hảo. Trọn vẹn cả lịch sử được gồm tóm vào đó. Lịch sử của một tình yêu Thiên Chúa và dân người thương nhau. Tình yêu bị phỉnh gạt? tình yêu thất bại? Không Thánh Phaolô sẽ nói xa hơn. Điều không thể được. Tất cả vẫn còn giá trị Thiên Chúa luôn yêu thương họ.

Bởi các Đấng ấy mà Đức Kitô sinh ra phần xác, Người là Thiên Chúa trên hết mọi sự, đáng chúc tụng đến muôn đời. Amen.

Vậy là sự tuyên xưng tình yêu này đối với người Do-thái, anh em bất trung cùng dòng giống, lời tuyên xưng được kết thúc bằng lời tụng ca Đức Kitô. Lời tụng ca này tương đương với một trong những công thức kết thúc lời nguyện “Nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Chúa chúng con”. Phaolô gán cho Chúa Kitô, Con Người sinh ra theo xác thịt, thuộc dòng dõi Do-thái, một tước hiệu người Do-thái dành cho một mình Thiên Chúa, như đã làm sáng tỏ hơn “ sự từ khước gây xúc phạm” của người Do-thái. Họ đã không muốn nhận Người là “Thiên Chúa”. Và dầu vậy, đúng thực, Người là như thế.

BÀI TIN MỪNG: Lc 14,1-6

Một ngày Sabbat kia, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa : họ để ý dò xét…

Người không từ chối lời mời dự tiệc của kẻ thù nghịch có quen biết.

Người không đến để cứu vớt mọi người sao?

Ngôi nhà Người bước vào là nơi tiêu biểu triệt để tôn sùng lề luật : các tập tục luân lý, tế tự được người ta nghiêm chỉnh tuân giữ. Đó là ngày Sabbat, và họ cứ tưởng rằng Thiên Chúa cũng nghĩ như họ.

Vì bấy giờ trước mặt Đức Giêsu, có một người mắc bệnh phù thũng.

Đúng ra, anh ta đâu phải là khách “được mời”. Anh ta phải đứng từ xa mà ngó nhìn qua khung cửa sổ. Nhóm Pharisêu chủ trương mọi bệnh tật đều là hình phạt do tật xấu kín đáo nào đó. Trong tư tưởng của họ, người bệnh đáng thương này chắc chắn phải có một đời sống vô luân, để đáng bị Thiên Chúa trừng phạt như thế !

Người lên tiếng nói với các nhà thông luật và những người Pharisêu : “Có được phép chữa bệnh ngày Sabát hay không ? Nhưng họ làm thinh”.

Câu hỏi thật ngô nghê nực cười?

Tên cải cách hành đến làm gì đây? từ lâu các “trường phái” đã giải quyết các trường hợp này một lần cho tất cả rồi mà ! Nếu ông Giêsu này đã qua trường lớp, hẳn là phải biết điều này:

Khi sự sống một người gặp nguy hiểm, được phép giúp đỡ họ.

Khi không có gì nguy tử đáng ngại, muốn làm việc gì, phải chờ hết ngày Sabbat đã. Đó không phải là điều hợp lý sao? Thế thì sao không vừa lòng với “tập truyền của tiên tổ”? Tại sao còn phải đặt thêm những vấn nạn mới?

Các ông Pharisêu làm thinh. Họ không muốn tranh cãi. Họ nắm vững chân lý. Không có vấn đề sửa đổi bất cứ điều gì trong tập quán của họ. Đức Giêsu không thể nói hành động nhân danh Thiên Chúa, vì Người không theo giáo huấn “của họ”giáo huấn dựa theo tập truyền.

Người đỡ lấy bệnh nhân, chữa khỏi và cho về. Rồi người nói với họ: “Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng, lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày Sabbat ?”.

Xin lỗi ông bạn! Trường hợp vừa nêu lên cũng đã dự liệu trong nó sự giải thích, thắc mắc rồi, có vẻ ông bạn chưa biết đó thôi! theo đó, nếu một con vật rớt xuống bể nước, các nhà thông luật đã cho phép người ta được quyền cứu nó, để nó khỏi chết trước khi ngày hôm sau tới…Đàng khác, vẫn được phép vứt cho nó tấm chăn niệm, giúp nó tự mình thoát khỏi nguy hiểm, nhưng không được tự mình “làm việc”, một ngày Sabbat mà!

Những trường hợp trên minh chứng. Đức Giêsu mang đến cho ta sự giải phóng tốt đẹp biết bao! Đó là cách hiểu mới về luật “nghỉ ngơi” ngày Sabbat, ngày của Chúa.

Vượt ra ngoài mọi chi tiết luật lệ, ngày Sabbat cần được hiểu là ngày Thiên Chúa tỏ lòng nhân hậu, ngày cứu-độ, ngày giải thoát, ngày Thiên Chúa tỏ lòng thương xót những người nghèo khổ, bất hạnh, những tội nhân.

Ngày đó, hơn những ngày khác, cần phải làm phúc, chữa lành cứu giúp. Ngày đó cần phải để cho Đức Giêsu chữa bệnh.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con trung thành tuân giữ ngay cả những điều nhỏ mọn, nhưng không mang những tính cách hình thức bên ngoài, đừng chuộng tinh thần chi li tỉ mỉ.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn có thái độ mở rộng đón nhận, đừng quá tin vào ý kiến riêng mình, không nên đóng khung trong những lựa chọn trước đây.

Thế giới hôm nay đang đặt ra nhiều vấn nạn mới: chúng ta có biết đề cập đến, với thái độ phán đoán sâu sắc của chính Đức Giêsu không?

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Chúa chữa bệnh cho người phù thũng vào ngày sa-bát

HOÀN CẢNH:

Tin Mừng Thánh Luca hôm nay chuyển sang chương 14 gồm những giáo huấn Đức Giêsu ban bố trong một bữa ăn(14,1-24). tất cả đều nhằm vào biệt phái và luật sĩ mà luca coi như đại diện cho tư tưởng Do Thái.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay nói về việc Đức Giêsu chữa người bị bệnh phù thũng vào ngày sa-bát để dạy bài học: làm việc thiện trong ngày này.

TÌM HIỂU:

1”Một ngày sa-bát kia...”:

câu này giới thiệu khung cảnh của câu chuyện Đức Giêsu - ngụ tại nhà một thủ lãnh nhóm biệt phái - bữa ăn - họ cố dò xét Người.

2 ”Và kìa, trước mặt Đức Giêsu...”:

Trong những kẻ tò mò đến xem khách ăn tiệc như thường xảy ra, có một người mắc bệnh phù thũng mà Đức Giêsu để ý đến để tỏ tình thương cứu chữa, đang khi đó các biệt phái vì thông luật, cố dò xét xem Chúa có chữa bệnh ngày sa-bát không để hạ giá hoặc tố cáo Chúa !

3 ”Người lên tiếng nói với các luật sĩ và biệt phái...”:

Đức Giêsu biết tất cả thâm ý của họ, vì thế Người quay lại nói với họ:

“Có được phép chữa bệnh ngày sa-bát không?”

Các biệt phái cho rằng chữa bệnh, cho dù bằng phép lạ, cũng không được làm trong ngày sa-bát.

đối với Chúa Giêsu, ngày sa-bát là ngày cứu độ Chúa đặt câu hỏi không phải để được trả lời, nhưng là để g6y chú ý vào giáo huấn của Người sắp bày tỏ bằng việc làm chữa bệnh và lời nói: giải thích việc Người làm

4 ”Nhưng họ làm thinh...”:

Sự làm thinh nói lên sự đuối lý của biệt phái và việc cấm chữa bệnh ngày sa-bát.

Để chứng thực cho cái lý của mình: chữa bệnh ngày sa-bát, Đức Giêsu đã “đỡ lấy bệnh nhân chữa khỏi và cho về”.

Việc chữa bệnh này diễn tả vai trò cứu thế của Chúa. Và chữa bệnh trong ngày sa-bát có ý nói ngày sa-bát cần phải làm việc thiện.

5 ”Rồi Người nói với họ...”:

Chúa giải thích việc chữa bệnh trong ngày sa-bát bằng một câu hỏi để gợi cho người nghe hướng về giáo huấn của Người: ”Ai trong các ông có đứa con trai hoặc có con bò sa xuống giếng lại không kéo nó lên ngay, dù là ngày sa-bát?..”

6 ”Họ không thể đáp lại những lời đó...”:

“Kiểu nói làm thinh” hay “không đáp lại những lời đó” đều diễn tả sự đuối lý của các biệt phái và luật sĩ. Chứng tỏ việc Chúa chữa bệnh ngày sa-bát là có lý, vì ngày sa-bát là ngày cứu độ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giêsu :

Chúa Giêsu đến nhà một thủ lãnh nhóm biệt phái để dùng bữa. ai cũng biết biệt phái là nhóm chống đối Chúa Giêsu, thế nhưng ở đây. Chúa đến với họ, dùng bữa với họ, mặc dầu họ “cố dò xét Người “. Điều này muốn nói lên Chúa Giêsu, với vai trò cứu thế, Người tiếp xúc với mọi hạng người, kể cả kẻ thù, chống đối Người. Chúa nêu cao đức tính quảng đại, vị tha và bác ái của người tông đồ.

Chúa chữa lành cho người bị bệnh phù thũng

Trong ngày sa-bát. Việc chữa lành này nếu cho chúng ta những giáo huấn :

a) Chúa Giêsu tỏ bày sứ vụ Cứu Thế của Người qua việc chữa lành cho bệnh nhân.

b) Chúa yêu thương những kẻ bé mọn : giữa dòng người, có người bị bệnh phù thũng

 này “ trước mặt Người là đối tượng tình thương của Chúa và Người tỏ tình thương bằng cách chữa lành bệnh cho họ. tình thương đích thực phải kèm theo những hành vi bác ái cụ thể:

Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày sa-bát để nêu cao ý nghĩa:

+ Ngày sa-bát là ngày của Chúa để tôn vinh Chúa. việc tôn vinh làm đẹp lòng Chúa hơn cả là bác ái: cứu giúp những kẻ bé mọn.

+ Luật ngày sa-bát không phải để trói buộc con người. Vì thế việc kiêng việc xác ngày Chúa nhật là để giải thoát con người khỏi bị ràng buộc bởi của cải vật chất.

3. Nhìn vào nhóm biệt phái và luật sĩ

Mời Chúa Giêsu đến nhà dùng cơm, mà còn dò xét Người để bắt lỗi. Chứng tỏ họ chưa có tinh thần quảng đại, chưa thật tình vị tha.

Trong ngày sa-bát : Chúa yêu thương chữa bệnh cho người phù thũng nhưng các biệt phái và luật sĩ thì lãnh đạm và ghét bỏ vì không muốn cho họ được lành bệnh. Chúng ta giữ luật ngày Chúa Nhật theo tinh thần bác ái vị tha hay tinh thần vị luật để rồi xa cách với tha nhân?

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.